Phòng ngừa Cúm

Thuốc vắc-xin bệnh cúm (Vaxigrip): là loại vắc-xin tinh chất, không tác hại. Mỗi 0,5ml dung dịch vắc-xin có chứa antigen:

  • A/New Caledonia/20/99 (H1N1) - gần giống dòng A/New Caledonia/20/99 (IVR-116) 15 mg haemagglutinin,
  • A/Moscow/10/99 (H3N2) - gần giống dòng A/Panama/2007/99 (RESVIR-17) 15 mg haemagglutinin,
  • B/Hong-Kong 330/2001 - gần giống dòng B/Shangdong/7/97 15 mg haemagglutininin.

Vắc-xin điều chế từ siêu vi trùng cấy trong trứng gà và được formaldehyde làm cho vô hại.

Sau khi tiêm Vaxigrip, cơ thể tạo kháng thể chống lại các dòng siêu vi cúm trong vắc-xin. Nhưng vì các dòng siêu vi cúm thay đổi thường xuyên, vắc-xin chống cúm có thể không ngăn cản được tất cả loại cúm - và thường được thay đổi theo từng năm, từng trận dịch cúm.

Thuốc ngừa bệnh cúm

Biện pháp đơn giản tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm là chích ngừa cảm cúm vào mỗi mùa thu.[22]

Có hai loại thuốc ngừa cảm cúm:

  1. Thuốc chích ngừa cảm cúm”— - một loại thuốc ngừa cảm cúm vô hại (chứa siêu vi đã chết) dùng để chích, thường chích ở cánh tay. Chích ngừa cảm cúm được chấp thuận cho sử dụng ở trẻ trên 6 tháng tuổi, người khỏe mạnh và người có bệnh mạn tính.
  2. Thuốc xịt mũi ngừa cảm cúm— - một loại thuốc ngừa có chứa siêu vi cảm cúm còn sống và suy yếu để không gây cảm cúm, đôi lúc được gọi là LAIV (Live Attenuated Influenza Vaccine, hay “Thuốc Ngừa Cảm Cúm có Siêu Vi Còn Sống và Suy Yếu”). LAIV được chấp thuận cho sử dụng ở những người khỏe mạnh từ 5 đến 49 tuổi và không có thai.

Trong mỗi thuốc ngừa đều có ba loại siêu vi cảm cúm —một siêu vi A (H3N2), một siêu vi A (H1N1), và một siêu vi B. Những loại siêu vi có trong thuốc ngừa sẽ thay đổi hàng năm dựa trên cuộc nghiên cứu quốc tế và dự đoán của các nhà khoa học về chủng loại siêu vi nào sẽ lây truyền trong năm dự báo.

Khoảng hai tuần lễ sau khi chích ngừa, cơ thể sẽ sinh thêm kháng thể để đề kháng việc lây nhiễm siêu vi cảm cúm.

Theo kinh nghiệm dân gian, một số phương pháp được sử dụng để phòng ngừa cúm hoặc tránh lây nhiễm cúm như ăn tỏi sống, đun sôi dấm thanh cho bay hơi khắp nhà...

Chích ngừa vào lúc nào

Tháng Mười và tháng 11 là thời gian tốt nhất để chích ngừa, nhưng quý vị vẫn có thể chích ngừa vào tháng 12 và những tháng sau đó. Mùa cảm cúm có thể khởi đầu ngay từ tháng Mười và kéo dài đến tận tháng Năm.

Ai nên chích ngừa

Nói chung, bất cứ người nào muốn giảm thiểu nguy cơ bị cảm cúm đều có thể đi chích ngừa. Tuy nhiên, vẫn có những người nên đi chích ngừa hàng năm. Họ là những người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng của cảm cúm hoặc sống chung hay chăm sóc cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng.

Những người nên chích ngừa hàng năm:

  1. Người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng của cảm cúm
  2. Những người từ 65 tuổi trở lên;
  3. Những người cư trú tại các viện dưỡng lão và cơ sở chăm sóc dài hạn khác có người bị bệnh tật triền miên;
  4. Người lớn và trẻ em từ 6 tháng trở lên bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, kể cả bệnh suyễn;
  5. Người lớn và trẻ em từ 6 tháng trở lên cần chữa trị y tế thường xuyên hoặc nhập viện trong năm trước do bị bệnh chuyển hóa (giống như bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch (kể cả gặp vấn đề về hệ miễn dịch do dùng thuốc hay bị nhiễm siêu vi liệt bại kháng thể [HIV/AIDS (bệnh liệt kháng)] gây ra);
  6. Trẻ em từ 6 tháng đến 18 tuổi được điều trị dài hạn bằng thuốc aspirin. (Nếu trẻ em dùng thuốc aspirin trong lúc các em mắc bệnh cúm thì có nguy cơ bị hội chứng Reye);
  7. Phụ nữ có thai trong mùa bệnh cúm;
  8. Tất cả trẻ em từ 6 đến 23 tháng;

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cúm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=487 http://docstore.ingenta.com/cgi-bin/ds_deliver/1/u... http://www.medscape.com/viewarticle/547783?src=mp http://classics.mit.edu/Hippocrates/epidemics.html http://darwin.nap.edu/books/0309095042/html/60.htm... http://www.cdc.gov/flu/protect/keyfacts.htm http://www.cdc.gov/ncidod/EID/vol12no06/05-1263.ht... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12163258 http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcg... http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcg...